Đón nhận của công chúng Wish You Were Here (album của Pink Floyd)

Đánh giá chuyên môn
Nguồn đánh giá
NguồnĐánh giá
Allmusic[38]
BBC Musictích cực[39]
Blender
Los Angeles Timestích cực[40]
Robert ChristgauA−[41]
Rolling Stonetích cực[42]

Ban nhạc đã chơi toàn bộ Wish You Were Here trong buổi diễn ngày 5 tháng 7 năm 1975 tại Knebworth. Roy Harper, người cũng tham gia buổi diễn, phát hiện ra rằng bộ trang phục của mình thất lạc do một trong những thùng đồ của Pink Floyd bị cháy (bản thân anh cũng bị thương nhẹ). Việc này làm chậm đi ít nhiều việc chuẩn bị âm thanh của ban nhạc. Vì đã thuê một chiếc Spitfire từ thời Thế chiến II bay vòng trong lúc trình diễn nên ban nhạc không thể chậm trễ hơn được. Hậu quả là việc thiếu nguồn điện đã khiến cho âm thanh từ chiếc keyboard của Wright bị lệch tông, ảnh hưởng nghiêm trọng tới buổi diễn. Ngay lúc đó anh rời khỏi sân khấu, nhưng ban nhạc vẫn cố gắng trình diễn giản lược mà không có keyboard, piano và hiệu ứng. Sau một quãng nghỉ ngắn, họ buộc phải trình diễn The Dark Side of the Moon nhưng công chúng không hài lòng và đã chặn lối ra từ khu vực trình diễn[43][44].

Album được phát hành ngày 12 tháng 7 năm 1975 tại Anh, và một ngày sau đó tại Mỹ[45]. Ở Anh, với 250.000 đơn đặt hàng trước, album trực tiếp có được vị trí quán quân cho dù thực tế khả năng của EMI lúc đó chỉ đáp ứng được phân nửa số lượng trên[46]. Ở Mỹ, với 900.000 đơn đặt hàng trước (lớn nhất lịch sử hãng Columbia), album cũng đứng đầu tại Billboard chỉ sau 2 tuần[47]. Năm 1991, Wish You Were Here trở thành album được tiêu thụ nhanh nhất của Pink Floyd[46], tuy nhiên các ý kiến đánh giá thì khá trái chiều:

""Shine On You Crazy Diamond" là một sáng tác hoàn toàn có chủ đích khi chủ đề của nó hướng tới Barrett, nhắc tới quãng thời gian dài thậm chí là mãi mãi mất định hướng như thuở ban đầu của Floyd. Nhưng ý tưởng đó lại không thể được thực hiện; họ đã đưa thêm vào đó hàng tá chuyện chết tiệt mà họ nghĩ có thể hát được, như chuyện ông anh rể của Waters có được cái vé đỗ xe. Thái độ ủy mị đó đã thúc ép, bên cạnh những điều khác nữa, việc đánh giá lại mối quan hệ giữa họ cùng những hòa âm sơ khai mà họ từng vô thức tạo ra. Thứ duy nhất mà những ban nhạc kiểu vậy muốn giữ lại, trong thứ âm thanh đơn độc của mình, chính là sự đam mê nghiêm túc với "nghệ thuật". Đam mê là tất cả mọi thứ mà Pink Floyd đã mất."[42]~ Ben Edmund, Rolling Stone

Robert Christgau thì nhìn nhận album theo hướng tích cực hơn khi bình luận: "...giai điệu không chỉ đơn giản mà cuốn hút, cùng với máy chỉnh âm tạo nên sự mượt mà và tiếng guitar phản bác lại mọi lời phê bình, song album vẫn xứng đáng phần nào với những giá trị (và cả những liên quan đa chiều) với The Dark Side of the Moon vốn rất chất lượng."[48] Sau này, ông viết: "Album mà tôi yêu thích nhất của Pink Floyd luôn là Wish You Were Here. Các anh biết vì sao không? Vì đó là tâm hồn, đó là lời ai oán của Waters tới Barrett, với tôi thì đó không hẳn là một người anh hùng bi kịch nhưng với Waters thì có lẽ không bao giờ là đủ."[49] Tờ Melody Maker thì tỏ rõ ý dèm pha: "Cho dù cố gắng tiếp cận Wish You Were Here theo cách nào chăng nữa, nó không thể thuyết phục trong sự nghiêm túc của chính mình và cho thấy rõ việc không hề có chút tưởng tượng khả quan trong mọi khía cạnh."[45] Tuy nhiên những đánh giá sau này lại thiên về hướng tích cực, và tới năm 2012, Wish You Were Here được nằm ở vị trí số 211 trong danh sách "500 album vĩ đại nhất" của tạp chí Rolling Stone[50]. Năm 1998, độc giả tạp chí Q bình chọn đây là album vĩ đại thứ 34 của mọi thời đại[51], và tới năm 2003 họ lại chọn đây là album vĩ đại thứ 43 trong lịch sử âm nhạc Anh[52]. Năm 2003, một trong số những đài phát thanh lớn nhất nước Đức – WDR 2 – đã tổ chức bình chọn danh sách 200 album vĩ đại nhất và Wish You Were Here có được vị trí quán quân[53]. Năm 2004, Wish You Were Here cũng có được vị trí số 36 trong danh sách "100 album của thập kỷ 1970" của Pitchfork Media[53]. IGN thì đặt album vào vị trí số 8 trong danh sách album rock kinh điển nhất của mình[54].

Cho dù vẫn có nhiều khiếm khuyết trong khâu sản xuất, đây vẫn là album ưa thích của Wright: "Đây là album mà tôi luôn nghe với sự hài lòng, và không có nhiều album của Floyd như vậy."[4][55] Gilmour cũng chia sẻ quan điểm: "Nếu để chọn 1 album là album yêu thích, đó hẳn sẽ là Wish You Were Here. Kết quả là, dù sao đi nữa, chắc chắn đã cho tôi một album mà tôi có thể sống trong hân hoan. Tôi vô cùng thích nó."[7]

Doanh thu

Quản lý Steve O'Rourke của Pink Floyd đã tỏ ra vô cùng thất vọng trước cách làm việc của đại diện hãng EMI ở Mỹ, Capitol Records[56], vậy nên Wish You Were Here trở thành album đầu tiên của ban nhạc dưới hãng đĩa mới, Columbia Records, trực thuộc CBS. Tuy nhiên ban nhạc vẫn giữ đại diện của EMI tại châu Âu, Harvest Records[57]. Vì thay đổi hãng đĩa, ban nhạc kể từ đây giữ được bản quyền các sáng tác của mình: tất cả các album kể từ Wish You Were Here đều được đưa vào lưu trữ Pink Floyd Music Limited và Pink Floyd (1987) Ltd. (kể từ sau khi Waters chia tay nhóm) bất kể dưới tên hãng đĩa nào.

Album có được chứng chỉ Bạc và Vàng (tương ứng với 60.000 và 100.000 đĩa bán) tại Anh vào ngày 1 tháng 8 năm 1975, và Vàng tại Mỹ ngày 19 tháng 9 cùng năm. Wish You Were Here sau đó có được chứng chỉ 6x Bạch kim vào ngày 16 tháng 5 năm 1997[58] và tính tới năm 2004 đã bán được khoảng 13 triệu đĩa trên toàn thế giới[35]. "Have a Cigar" được Columbia chọn làm đĩa đơn quảng bá album tại Mỹ[5] với "Welcome to the Machine" ở mặt B[gc 13].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Wish You Were Here (album của Pink Floyd) http://www.capif.org.ar/Default.asp?PerDesde_MM=0&... http://austriancharts.at/showitem.asp?interpret=Pi... http://www.aria.com.au/pages/httpwww.aria.com.aupa... http://www.allmusic.com/album/r59636 http://www.allmusic.com/artist/p76669 http://www.allmusic.com/cg/amg.dll?p=amg&sql=10:6z... http://www.chartstats.com/artistinfo.php?id=696 http://www.ft.com/cms/s/1/7a9b72e6-201f-11dc-9eb1-... http://music.ign.com/articles/777/777248p6.html http://infoweb.newsbank.com/iw-search/we/InfoWeb?p...